Series Thưởng thực: Văn hóa ẩm thực Ninh Bình
Ninh Bình không chỉ nổi tiếng xinh đẹp với nhiều địa điểm du lịch hấp dẫn; mà còn có những món ăn ngon đặc sắc. Đến với Series Thưởng thực hôm nay, chúng ta sẽ cùng khám phá văn hóa ẩm thực Ninh Bình; với những món ăn đặc sản truyền thống ngon nhất nơi đây nhé!
Văn hóa ẩm thực Ninh Bình: Cơm cháy
Cơm cháy, nghe tên thì có vẻ bình thường đúng không? Nhưng để làm ra một miếng cơm cháy ngon không hề đơn giản đâu. Tất cả đều được làm theo công thức gia truyền của người dân Ninh Bình.
Vo sạch gạo, cho vào nồi ninh nhừ. Gạo dùng để làm cơm cháy phải là gạo thơm Hải Hậu; nồi sử dụng phải là loại gang đáy dày. Khi cơm chín, loại bỏ hết phần cơm bên trên, chỉ để lại phần cháy xém ở dưới cùng. Lúc này, vẫn tiếp tục canh lửa nhưng phải xoay nồi liên tục để bánh chín đều. Tiếp theo, lột bỏ phần cơm cháy, bẻ thành từng miếng vừa ăn rồi phơi khô. Sau đó, chiên giòn với dầu; cơm cháy dùng với thịt muối xé nhỏ, hành phi hoặc xì dầu. Chỉ đơn giản vậy thôi nhưng cơm cháy đã làm xao xuyến biết bao thực khách khi du lịch Ninh Bình. Đó cũng là món quà giản dị, chứa đựng bao tình cảm, hương vị quê nhà đối với khách phương xa.
Văn hóa ẩm thực Ninh Bình: Dê núi
Dê núi là một trong những đặc sản Ninh Bình rất nổi tiếng. Nói đến dê núi thì hầu hết các tỉnh thành trên cả nước đều có món này; nhưng để thưởng thức trọn vẹn hương vị của dê núi thì chỉ Ninh Bình mới khiến bạn mê mẩn. Dê núi Ninh Bình được nuôi thả tự nhiên trên đồi, ăn cỏ, uống nước, chạy nhảy khắp nơi. Bạn sẽ cảm nhận được vị ngọt tự nhiên, thịt mềm lẫn dai vừa phải, ăn kèm với các loại rau rừng. Người Ninh Bình chế biến dê núi thành hơn 20 món khác nhau. Vì thịt dê có mùi đặc trưng; nên người đầu bếp phải có kinh nghiệm lâu năm trong nghề để chế biến thịt không bị nặng cũng như vẫn giữ được nét đặc trưng của nó.
Bún lươn và Bún mọc Kim Sơn
Món bún lươn Ninh Bình gây ấn tượng khó phai bởi nước dùng được ninh kỹ từ xương lươn và xương ống nên có vị ngọt thanh tự nhiên. Thịt lươn được lọc kỹ, áp chảo cùng các loại gia vị vừa đủ, tạo nên hương vị đậm đà cho món ăn. Loại bún được sử dụng là loại có sợi dai, không bị nát khi để lâu trong nước. Rau sống là món ăn kèm không thể thiếu và cũng góp phần tạo nên hương vị thơm ngon đặc biệt của món bún lươn Ninh Bình. Bên cạnh đó, đừng quên vắt thêm một chút chanh, bỏ một chút ớt để món ăn thêm sắc thái.
Trong hành trình khám phá ẩm thực Ninh Bình, bạn không thể bỏ qua bún mọc Kim Sơn. Món ăn chế biến đơn giản nhưng vô cùng hấp dẫn. Một tô đơn giản gồm: bún tươi, thịt viên, hành phi và nước hầm xương nóng hổi, rắc thêm chút tiêu xay, kèm đĩa rau sống ngon tuyệt. Thưởng thức tô bún mọc, du khách sẽ cảm nhận trọn vẹn hương vị ẩm thực độc đáo của vùng đất Ninh Bình. Hàng bún Kim Sơn thường được bán vào buổi sáng; đây chính là một sự lựa chọn hoàn hảo để bắt đầu một ngày mới tràn đầy năng lượng.
Văn hóa ẩm thực Ninh Bình: Ghẹ rang lá lốt
Cua đồng rang lá lốt – một món ăn rất nổi tiếng ở Ninh Bình. Một món ăn mang đậm hương vị đồng gió nội mà bất cứ ai khi tham gia chuyến du lịch Ninh Bình đều muốn thưởng thức. Loại cua dùng để làm món ăn này phải là cua đồng bắt trên ruộng lúa. Đó là lý do tại sao thịt cua rất chắc và ngọt. Ghẹ khi rang lên sẽ rất giòn, kết hợp với mùi thơm của lá lốt tạo nên một món ăn hấp dẫn trong ẩm thực Ninh Bình. Món ghẹ rang lá lốt thường xuất hiện trên mâm cơm gia đình mỗi khi có khách quý. Nhìn đĩa ghẹ được rang chín vàng, xung quanh là màu xanh của lá lốt và bát nước mắm tỏi ớt thật hấp dẫn.
Rượu cần Nho Quan
Rượu cần Nho Quan là một trong những nét ẩm thực đặc sắc ở Ninh Bình. Rượu cần đặt bên trong một chiếc lọ, kích thước của chiếc lọ sẽ tùy thuộc vào sở thích của bạn. Để có được một bình rượu ngon phải trải qua nhiều công đoạn, từ khâu chọn nguyên liệu đến cách chế biến và đặc biệt là phải tính toán thời gian sao cho vừa đúng lúc.
Nguyên liệu chính tùy theo từng vùng có thể là ngô, gạo hoặc sắn; nhưng ngon nhất vẫn là gạo nếp. Nếp phải chọn loại gạo mới thì rượu mới ngon. Men rượu được làm từ vỏ cây trộn với bột ớt, bột gừng, bột gạo và nước. Hỗn hợp này được cắt thành miếng nhỏ hơn và phơi khô trong vòng 10-15 ngày, sau đó nghiền nát trộn với hỗn hợp gạo đã nấu chín và vỏ trấu phơi khô, ủ trong bình 1-2 ngày. Cuối cùng, phủ lá chuối khô lên trên bề mặt của hỗn hợp trong 1 tháng trước khi rượu được uống. Rượu để càng lâu càng có hương vị càng thơm ngon; mỗi nguyên liệu có một hương vị riêng. Uống rượu cần với cơm cháy Ninh Bình sẽ là sự kết hợp tuyệt vời nhất.
Lời kết
Hãy đến và thưởng thức tất cả những hương vị ẩm thực độc đáo tại vùng đất xinh đẹp này. Theo dõi và đón xem kỳ tiếp theo của Series Thưởng thực nhé!
Bài viết liên quan
- Series Phố ẩm thực: Phố ẩm thực Hàng Buồm
- Series Phố ẩm thực: Phố ẩm thực Hà Giang ngon nức tiếng
- Series Phố ẩm thực: Phố ẩm thực Tống Duy Tân
- Món ngon khó cưỡng và những món quà độc đáo chỉ có ở Hà Nam
- Hà Nam: Niêu cá kho trứ danh của quê hương Chí Phèo Thị Nở, chuyện bây giờ mới kể
- Yên Bái: Tràn ngập đặc sản hấp dẫn và thơm ngon