Văn Hoá Ẩm Thực Tây Nguyên: Tinh Hoa Của Núi Rừng
Tây Nguyên, vùng đất không chỉ nổi tiếng với đất đỏ Bazan, thiên nhiên hùng vĩ hay đồi đồi cafe bạt ngàn mà nơi đây còn hấp dẫn du khách bởi ẩm thực đa dạng và đặc sắc. Đến với ẩm thực Tây Nguyên bạn sẽ ngỡ ngàng trước hương vị đậm chất vùng cao và thực đơn phong phú đến hoàn toàn từ núi rừng.
Đặc trưng về văn hoá ẩm thực Tây Nguyên
Khi nói đến ẩm thực Tây Nguyên, hiển nhiên nhiều người sẽ nghĩ ngay tới các món ăn dân giã được chế biến một cách cầu kỳ mang đậm hương vị vùng cao. Có thể nói văn hoá ẩm thực Tây Nguyên mang đầy tinh hoa của núi rừng. Nó được thể hiện rõ qua cách chế biến, nguồn nguyên liệu hay sự giao thoa văn hoá. Cụ thể như sau:
Cách chế biến độc đáo
So với cách nấu thông thường thì người Tây Nguyên thường sử dụng các vật dụng từ tre, nứa, bương, vầu, lá chuối và bếp than củi để chế biến. Các món ăn khi được tạo ra vô cùng thơm ngon và hấp dẫn.
Điều đặc biệt trong cách chế biến món ăn của người vùng cao đó là có quy định cụ thể về tỉ lệ nguyên nguyên và thời gian nấu. Và hầu hết các công thức nấu không hề có một ghi chép nào hết. Chúng dựa trên kinh nghiệm tích lũy được hay do gia đình truyền dạy lại.
Chính vì thế, đây được xem như điểm đặc biệt trong cách chế biến ẩm thực của người Tây Nguyên.
Nguồn nguyên liệu hoàn toàn từ núi rừng
Để tạo nên hương vị đặc trưng của núi rừng Tây Nguyên. Những con người vùng cao đã sử dụng hoàn toàn những gia vị từ núi rừng, để tẩm ướp thức ăn trong quá trình nấu nướng. Cũng chính điều này, mà khi nhắc về ẩm thực Tây Nguyên hầu hết đều tỏ ra thích thú và nhớ mãi không quên.
Điểm đặc biệt là các thực phẩm mà người Tây Nguyên sử dụng để chế biến thức ăn hoàn toàn hữu cơ. Bởi các thực phẩm nơi đây thường được mua của những Đồng bào mỗi khi bắt gặp họ mang đi bán.
Sự giao thoa văn hoá ẩm thực giữa người kinh và dân tộc thiểu số
Tây Nguyên nói chung bao gồm 5 tỉnh với hơn 40 dân tộc anh em cùng chung sống. Bởi thế văn hoá ẩm thực giữa các dân tộc anh em có sự giao thoa lẫn nhau tạo nên sự kết hợp vừa lạ lại vừa quen đầy thú vị.
Trong sinh hoạt ăn uống của người vùng cao rất quan tâm đến phong tục, tập quán và văn hoá xã hội. Sự giao lưu văn hoá thường được truyền giữ tại các địa phương với nhau. Chính điều này đã kết hợp tạo ra nền ẩm thực độc đáo và vô cùng phong phú cho nền ẩm thực Tây Nguyên.
Các món ăn độc đáo trong văn hoá ẩm thực Tây Nguyên
Để hình dung rõ hơn về nét độc lạ trong ẩm thực Tây Nguyên. Saigon Star Travel sẽ gợi ý một vài món ăn đặc sản làm nên “tên tuổi” cho nền văn hoá ẩm thực đặc sắc của con người vùng cao.
Gà nướng sa lửa Bản Đôn
Món này có mặt ở hầu hết các tỉnh thành của Tây Nguyên nhưng nổi bật và ngon nhất vẫn phải là ở Bản Đôn. Gà nướng sa lửa là món ăn dân giã của người Ê Đê ở Buôn Đôn – Đak lak.
Gà dùng để nướng sẽ dùng những con gà thả vườn, chắc thịt loại khoảng 1-1,2kg và đặc biệt phải là gà tơ thì mới ngon. Gà sau khi được sơ chế sách sẽ, sẽ được bẻ bẹt ra và tẩm ướp các loại gia vị trong 30 phút để chúng ngấm đều. Gà sau khi nướng sẽ vàng đều hòa quyện cùng mùi lá chanh thơm phức, khiến ai nấy ngửi thấy đều cồn cào trong lòng.
Canh thụt của người Mông
Canh thụt, món ăn lạ miệng được nấu trong ống tre với các nguyên liệu chính như: cà đắng, lá nhíp non, nhíp già, lá mướp, đọt mây, lá ớt, cà bát, thịt thú rừng, thịt động vật nuôi, cá,… Canh sau khi thành phẩm sẽ sền sệt và có vị rất thanh và thơm, khiến ai nấy đều xuýt xoa khi thưởng thức.
Nếu có dịp đến với Bình Phước, xứ sở của những rừng cao su thì đừng quên thưởng thức Canh thụt. Món ăn đầy hoang dã gây thương nhớ cho vô số khách thập phương.
Cơm lam của người Mạ
Món cơm thường được ăn kèm với gà nướng và khá phổ biến tại hầu hết các tỉnh thành Tây Nguyên. Nhưng độc đáo và chuẩn vị nhất vẫn là cơm Lam của người Mạ ở Đắk Nông.
Để cho ra những ống cơm Lam thành phẩm dẻo, thơm. Người Mạ phải rất tỉ mỉ trong khâu chọn gạo, ống tre cho đến lúc canh trên bếp than hồng.
Gạo nếp phải chọn loại dài, trắng và thơm. Ống tre phải chọn ống dài khoảng 1m, không già quá hoặc non quá. Khi nướng phải dùng các loại lá rừng để bịt đầu ống tre lại, canh đặt ống tre trên bếp than để ống cơm không bị cháy xém và nức ống.
Đối với dân bản địa đay sẽ là những bữa cơm đơn thuần ăn cùng muối vừng mỗi khi lên rẫy. Và dần nó được kết hợp với thịt nướng hoặc gà nướng để bán cho khách thập phương thưởng thức.
Gỏi lá Kon Tum
Nghe cái tên khá thú vị đúng không nào? Đây là món khá đặc trưng của con người Kon Tum nói riêng và ẩm thực Tây Nguyên nói chung.
Gỏi lá được làm từ nhiều loại lá rừng, tùy mùa mà món gỏi lá sẽ được kết hợp một cách khác nhau. Vào mùa khô thì gỏi lá sẽ ít hơn, khoảng 30 loại lá nhưng đến mùa mưa thì chúng được kết hợp tới 70 loại lá hoặc hơn thế nữa.
Lá sẽ được cuốn thành hình phễu rồi cho các các thịt đã chế biến cùng các loại gia vị để thưởng thức. Điểm đặc biệt trong món này nằm chính ở phần nước chấm. Nước chấm sẽ được làm từ hèm rượu sau đó khử qua dầu ăn cùng với trứng vịt để tạo ra món nước chấm sền sệt, béo béo.
Khi thưởng thức món gỏi lá, bạn sẽ cảm được vị béo của thịt, vị cay của tiêu rừng và vị ngọt chát của lá rừng. Tất cả hòa quyện lại tạo ra món ăn lạ miệng nhưng ngon đến vô cùng.
Nhộng sâu Muồng Tây Nguyên
Món ăn “kinh hãi” đối với những ai sợ sâu không dám ăn, nhưng nó lại là món hảo hạng đối với những ai biết thưởng thức.
Những chú sâu Muồng thường có màu xanh đậm, mình trơn và không có lông như các loại sâu khác. Nhìn thoáng qua chúng khá giống với những con nhộng tằm. Sâu Muồng rất bùi, béo và có vị ngọt.
Sâu Muồng thường được dùng để luôn hoặc chiên và thưởng thức chung với những vò rượu cần. Còn nếu ai đủ tự tin thưởng thức sống thì sẽ cảm nhận được trọn vẹn vị ngọt và béo ngậy của món ăn này.